Bài thuốc bí truyền trị khỏi bệnh tiểu đường của phụ nữ Thái
Hơn 10 năm qua, với bài thuốc bí truyền ba đời của dòng họ, nhiều người bị bệnh tiểu đường thập tử nhất sinh, được bà Thơm cải tử hoàn sinh trong niềm vui mừng, hạnh phúc.
Bà Thơm khẳng định, bất kể người mắc bệnh tiểu đường ở cấp độ nào bà cũng có liệu pháp chữa khỏi triệt để.
Cơ duyên
Người phụ nữ dân tộc Thái mà chúng tôi nhắc đến là bà Đinh Thị Thơm (SN 1971, ngụ buôn Phung, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk), truyền nhân đời thứ ba của gia tộc họ Đinh (gốc Thanh Hóa). Trong vòng năm năm trở lại đây, thông tin về bà lang Thơm dần được nhiều người dân khắp trong làng, ngoài xã biết đến, như người cứu cánh của những người mắc phải căn bệnh nan y tiểu đường (hay còn gọi đái tháo đường).
Ngôi nhà nơi bà Thơm sinh sống.
Từ trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, vượt hơn 80km đường đồi núi quanh co, chúng tôi tìm về địa phương nơi bà Thơm sinh sống theo tin tức được cung cấp. Dừng chân tại một quán tạp hóa bên đường, chúng tôi chưa kịp hỏi thì một người đàn ông nói vọng ra: “Các chú tìm nhà bà Thơm bốc thuốc phải không, bị bệnh gì”. Đáp lại lời người đàn ông, chúng tôi phân trần: “Tôi có người thân bị bệnh tiểu đường, đi chữa nhiều nơi vẫn không khỏi. Nghe một số người mách nước bà Thơm có bài thuốc gia truyền đặc trị tiểu đường rất hiệu nghiệm nên tìm đến bốc thuốc”.
Chúng tôi vừa dứt lời, người đàn ông chỉ thẳng vào căn nhà nhỏ nằm lọt thỏm trong thung lũng bảo: “Nhà bà Thơm đấy, đi cẩn thận kẻo lao xuống núi”. Quả thật, đúng như những gì được cảnh báo trước, để đến được nhà bà Thơm, xe chúng tôi trượt dài trên con đường đất dốc đứng. Có đoạn dốc cao khúc khuỷu, xe gầm rú, khói đen nghi ngút ì ạch vượt dốc. Hai bên đường những đồi cà phê bạt ngàn. Sau hơn 30 phút, chúng tôi cũng đặt chân đến sân nhà bà Thơm.
Theo quan sát của chúng tôi, căn nhà sàn của gia đình bà Thơm nằm khép mình bên dòng suối, xung quanh cây cối um tùm. Giữa trưa hè nóng bức, ngồi trong căn nhà sàn đón từng làn gió mát rượi, khiến lòng người sảng khoái vô cùng. Ngồi đối diện với chúng tôi, bà Thơm dáng người cao to, đặc biệt làn da cháy nắng đen sạm, chất giọng đặc biệt, lối nói chuyện hài hước, khiến chúng tôi bị cuốn hút. Trò chuyện với chúng tôi, bà Thơm kể, bà vốn sinh ra trong gia đình có thâm niên nhiều đời hành nghề bốc thuốc nam. Bản thân bà khi chào đời đã được thừa hưởng ít nhiều gene di truyền từ người cha.
Chính vì vậy, trong khi những đứa trẻ cùng trang lứa thích nô đùa, chạy nhảy, thì bản thân bà thích khám phá thiên nhiên, khám phá tác dụng thần kỳ của những loại cỏ cây hoang dại mà cha cất công thu thập. “Không chỉ vậy, mỗi lần thấy cha lục đục chuẩn bị dụng cụ lên rừng hái thuốc, tôi âm thầm lén lút theo sau. Nhiều lần tôi từ nhà vừa theo cha đi được một đoạn thì vụng về bị cha phát hiện. Tôi nhớ có lần cha đuổi mãi tôi không chịu về, ông bực quá bẻ roi đánh tôi bầm chân tay, nhưng vẫn không sợ”, bà cười cho biết.
Bà Thơm bên những cây dược liệu trị bệnh.
“Dần dà thấy tôi có tâm huyết, đam mê với nghề thuốc cha tôi cũng ân cần chỉ dạy. Từ đó về sau cứ mỗi lần đi rừng, ông chủ động gọi tôi theo học cách nhận biết các loại cây, công dụng riêng của từng loại. Lâu dần tôi tích lũy được kinh nghiệm, phụ cha bốc thuốc kê đơn mỗi khi đông khách”, bà Thơm kể tiếp.
Đến năm 1999, bà cùng chồng con di cư từ Thanh Hóa vào Đắk Lắk sinh sống. Những ngày đầu sinh sống ở vùng đất mới, mải vật lộn với cuộc sống mưu sinh, trong một thời gian dài bà không đả động gì đến nghiệp bốc thuốc chữa bệnh.
Những cuộc đời được tái sinh
Vào năm 2008, bà Thơm tham gia tốp làm công đi nhổ mì thuê cho một chủ vườn ở thôn E Lang. Tại đây, trong lúc làm việc bà Thơm nghe loáng thoáng họ kháo nhau về trường hợp của ông Nguyễn Văn T. (45 tuổi, ngụ thôn E Lang) bị bệnh tiểu đường 5 năm nay từng đi chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Mới đây, bệnh biến chứng nặng, đi bệnh viện các bác sỹ bảo phải cưa chân mới bảo toàn được mạng sống. Nhưng gia đình nghèo không có tiền giờ đưa về nhà tới đâu hay tới đó.
“Nghe mọi người bàn tán, bỗng dưng tôi cảm thấy trong lòng bồi hồi một cảm giác xôn xao khó tả. Suốt buổi làm việc tôi luôn trăn trở suy nghĩ về bệnh tình của người đàn ông khốn khổ”, bà nhớ lại.
“Ngay khi kết thúc ngày làm việc, tôi hỏi thăm địa chỉ, một mình tìm đến nhà ông T.. Nhìn ông T. bộ dạng tiều tụy, chán nản, bản năng người làm thuốc trong tôi trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Tôi tự nhủ mình phải làm cái gì đó để giúp đỡ ông T.. Được sự đồng ý của người nhà ông T., trở về nhà cả đêm tôi thao thức nhớ lại những bài thuốc năm xưa người cha chỉ dạy. Ngay khi trời vừa hửng sáng, tôi lặn lội lên rừng thu gom tất cả những loại cây cần thiết để về bào chế thuốc. Sau khi bào chế đủ số thuốc cho người bệnh dùng trong một tháng, tôi mang đến tận tay chế biến cho ông T. dùng. Kết quả bất ngờ hơn cả những gì tôi mong đợi, chỉ sau 20 ngày dùng thuốc, ông T. có những chuyển biến rất rõ rệt. Sau năm tháng liên tiếp dùng thuốc, ông T. từ một người liệt chân ngồi một chỗ, có thể đi lại vận động được bình thường”, bà Thơm kể tiếp.
Chia sẻ về phương thuốc bí truyền của gia đình, bà Thơm cho biết: “Thật ra các loại cây thuốc mọc đầy trên rừng, rất dễ kiếm. Bài thuốc trị tiểu đường bí truyền của gia đình tôi cũng đơn giản, nó gồm 10 loại cây như cây cho, cây cối xay… kết hợp lại, thiếu đi một loại, hay pha trộn với tỉ lệ không đúng, thuốc không có tác dụng”.
Bí quyết đặc biệt của phương thuốc bí truyền của gia đình bà nằm ở chỗ thời gian lấy thuốc và xin thuốc. Bật mí với chúng tôi, bà Thơm bảo, đối với căn bệnh tiểu đường, thời gian đi lấy thuốc rất quan trọng. Thuốc phải được lấy từ sáng sớm tinh mơ, khi những hạt sương còn đọng trên lá, lấy lúc đó thuốc bào chế ra mới có hiệu nghiệm.
Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là thủ tục xin thuốc, hiểu nôm na là người hái thuốc phải đọc một câu bằng tiếng Thái do tổ tiên truyền lại, đọc xong mới được hái thuốc. Thậm chí, có nhiều người cũng một loại thuốc đó, nhưng chữa lần thứ nhất không được thì lần thứ hai bà lại phải tìm đến, xin đến khi nào người bệnh khỏi thì mới thôi. Để tìm hiểu thực hư bài thuốc của bà Thơm có thật sự hiệu nghiệm, chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn T. (người mắc bệnh tiểu đường) từng được bà Thơm “tái sinh”. Trò chuyện với PV khi chúng tôi nhắc đến bà Thơm ông T. liền tỏ thái độ với lòng biết ơn sâu sắc, không ngớt lời khen ngợi bà lang mát tay.
Vẻ mặt rạng ngời, ông T. chỉ vào chân trái của mình chia sẻ: “Nếu ngày ấy không có cô Thơm ra tay cứu giúp giờ chắc tôi cũng chống nạng mà đi. Ngày xưa cô Thơm xin chữa cho tôi, gia đình tôi cũng phân vân dữ lắm. Nhà nghèo không có tiền chữa trị thì về nằm chờ chết. Thôi thì còn nước còn tát. Không ngờ bài thuốc bí truyền của gia đình cô Thơm thật hiệu nghiệm. Chỉ trong vòng 5 tháng dùng thuốc, tôi đi xét nghiệm, cầm kết quả trên tay tôi vui mừng không tin đó là sự thật. Ngày xưa người nhà tôi ai cũng tưởng chết, thế mà giờ ngót 52 tuổi mà vẫn khỏe mạnh, lao động như thanh niên”.
Đề xuất chính quyền để bà Thơm công khai hành nghề
Liên quan đến trường hợp chữa bệnh của bà Thơm, ông Nguyễn Sóng Biển, Trưởng buôn Phung cho biết, thật ra bà Thơm chỉ là thầy lang vườn, chưa qua trường lớp hay bất cứ một chứng chỉ hành nghề nào. Thế nhưng, thực tế bằng bài thuốc bí truyền của gia đình, bao năm qua bà Thơm đã chữa trị được cho rất nhiều người mắc bệnh nan y thoát án tử. Hiện tại, lãnh đạo thôn cũng đang xem xét, đề xuất lên chính quyền cấp trên để bà Thơm được công khai hành nghề chữa bệnh, cứu người.
Sưu tầm từ người đưa tin
Đơn vị chia sẻ thông tin
- Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
- Hotline: 0916893886 - 0856905886
- Website: nhathuocthanthien.com.vn
- Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nhận tin mới qua Email
- Cập nhật tin tức hoàn toàn miễn phí qua Email
- Đảm bảo an toàn thông tin của bạn
- Nhận quà hàng tháng - Tri ân độc giả