Viêm dạ dày hp - mối nguy hiểm khó lường

Hơn ⅔ dân số thế giới nhiễm khuẩn hp, gây nên bệnh viêm dạ dày hp. Đây là nguyên nhân gây nên một loạt biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày hp là gì?

Viêm dạ dày Hp là bệnh lý do vi khuẩn Hp gây nên, chiếm 70-90% các trường hợp viêm dạ dày tại Việt Nam.
Vi khuẩn Hp được tìm thấy vào năm 1982 bởi hai bác sỹ người Australia là Barry Marshall và Robin Warren.
Vi khuẩn Hp tên đầy đủ là Helicobacter pylori (Hp), là loại vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong môi trường axit dạ dày. Do nó có khả năng tiết ra enzym trung hòa axit dịch vị.


Khuẩn Hp là yếu tố nguy cơ chính đối với viêm loét dạ dày – tá tràng. Chúng gây ra hơn 90% trường hợp loét tá tràng và 80% trường hợp loét dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết

Đáng ngạc nhiên là có đến ⅔ dân số thế giới nhiễm khuẩn Hp, nhưng hầu hết không có triệu chứng gì. Một số thì có triệu chứng đặc trưng, như:  
  • Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên.
  • Đau bụng tăng lên khi đói.
  • Buồn nôn, ngay cả khi không có thức ăn trong bụng.
  • Nôn khan, nôn buổi sáng sớm.
  • Chán ăn
  • Ợ nhiều
  • Đầy bụng
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân

Khi cơ thể có những biểu hiện này, gần như chắc chắn rằng bạn đã nhiễm khuẩn Hp, và nó đã chuyển sang bệnh lý viêm dạ dày Hp.

Các biến chứng nguy hiểm

Có đến ⅔ dân số thế giới nhiễm khuẩn Hp. Vi khuẩn Hp còn có khả năng lây từ người sang người qua đường nước bọt và gây ra một loạt biến chứng nguy hiểm.

Loét dạ dày tá tràng

Khoảng 10% bệnh nhân nhiễm khuẩn Hp bị loét dạ dày. Vi khuẩn Hp làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày, tá tràng, tạo điều kiện cho axit tấn công niêm mạc dạ dày và tạo ra các vết loét.


Thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày

Vi khuẩn Hp tồn tại trong ổ loét lâu ngày làm giảm kháng thể, khiến các vết loét dạ dày sâu hơn, xuyên thủng lớp niêm mạc, thanh mạc dạ dày. Cuối cùng là xuyên qua lớp cơ gây thủng dạ dày, chảy máu dạ dày đe dọa tính mạng.

Ung thư dạ dày

Khoảng 3% bệnh nhân nhiễm khuẩn hp bị ung thư dạ dày - đây là một con số khủng khiếp. Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vi khuẩn Hp là tác nhân nhóm 1 gây Ung thư dạ dày ở người.

Viêm dạ dày mãn tính

Vi khuẩn Hp sẽ tạo ra chất chống kháng thể và kháng sinh. Do đó, tồn tại trong dạ dày, khuẩn hp sẽ gây nên viêm dạ dày mãn tính, buộc người bệnh phải sống chung cả đời.


Yếu tố tăng nguy cơ nhiễm khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp có thể tấn công bất cứ ai, ở bất kì độ tuổi nào, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, bạn sẽ dễ nhiễm khuẩn Hp hơn nếu điều kiện sống có các yếu tố sau đây:
  • Sống trong điều kiện đông đúc: do vi khuẩn Hp lây lan qua đường tiếp xúc nước bọt, như: dùng chung bát đũa, cốc chén, hôn…
  • Sống trong môi trường, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh: do đó tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp ở các nước đang phát triển cao hơn so với các nước phát triển.
  • Sống với người bị nhiễm vi khuẩn Hp: Nếu gia đình bạn có người nhiễm khuẩn Hp thì bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm Hp từ người đó.

Giải pháp cho người nhiễm khuẩn Hp

Ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn hp cũng như ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn hp gây ra.


Thực phẩm khuyên dùng cho người nhiễm khuẩn Hp:
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Vitamin C, rau củ quả tươi, sạch: ớt ngọt, cam, chanh, dâu tây, dưa gang, kiwi….
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt: loại rau xanh lá đậm, các loại đậu, hoa quả khô.
  • Các loại thực phẩm giàu carotenoid: cà rốt, mơ, rau mùi, dưa đỏ, khoai lang, khoai tây.
  • Tăng cường các chất xơ hòa tan và không hòa tan: ngũ ốc nguyên hạt, các loại đậu, rau xanh, các loại hạt.
  • Tránh hút thuốc và các loại thực phẩm lên men (dưa muối, cà muối)
  • Tránh đường, muối và chất béo bão hòa.
  • Tránh các loại thịt hun khói.
  • Tránh ăn quá nhiều.

Điều trị

Phác đồ điều trị viêm dạ dày Hp cần sử dụng kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh và một loại thuốc ức chế axit dạ dày. Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp, thuốc giảm tiết axit dạ dày làm lành vết loét, giảm viêm dạ dày.
Tuy nhiên hiện nay việc điều trị Hp bằng thuốc kháng sinh đang gặp các thách thức, cụ thể:
  • Tình trạng Hp đề kháng kháng sinh ngày càng tăng.
  • Tỷ lệ nhiễm Hp ở trẻ em tăng, làm trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh dạ dày.
  • Tình trạng lây lan không kiểm soát, do thói quen ăn uống mất vệ sinh.

Trước thực trạng không khả quan của việc điều trị vi khuẩn Hp, các Bác sỹ khuyên người bệnh và nhóm có nguy cơ cao nên phòng bệnh sớm. Nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh và giảm biến chứng.

Phòng bệnh

Để phòng nhiễm khuẩn Hp, trước hết bạn nên thực hiện chế độ dinh dưỡng như đã đề cập ở trên, đồng thời tránh mệt mỏi, căng thẳng quá độ.


Một cách nữa để phòng và tiêu diệt vi khuẩn Hp là uống tinh bột nghệ. Bởi trong tinh bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin, có khả năng:
  • Làm suy yếu và triệt tiêu hơn 65 chủng vi khuẩn đường ruột Hp, kể cả các chủng đã kháng kháng sinh do điều trị từ trước.
  • Tăng tiết dịch nhầy mucin, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị axit dạ dày ăn mòn
  • Chữa lành các vết viêm loét, hồi phục niêm mạc dạ dày
Chữa đau dạ dày bằng tinh bột nghệ là 1 trong những cách điều trị vô cùng hữu hiệu và phổ biến hiện nay. Các mẹ đều cực kì ưa thích phương pháp này. Đơn giản, chi phí dễ chịu nhưng hiệu quả rất tốt.
Mỗi ngày 2 ly tinh bột nghệ giúp điều trị được viêm dạ dày hp cũng như bệnh đau dạ dày tá tràng do các nguyên nhân khác.

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Nhận tin mới qua Email

  • Cập nhật tin tức hoàn toàn miễn phí qua Email
  • Đảm bảo an toàn thông tin của bạn
  • Nhận quà hàng tháng - Tri ân độc giả

Bài viết liên quan