Đương Quy chữa bệnh gì?

Đương quy có thể điều khí, nuôi huyết, khiến khí huyết đều về chỗ của mình, cho nên có tên là đương quy. Đương là nên, quy là về, là nên về chỗ đáng về.

Theo Đông y, đương quy có vị ngọt cay, tính ôn, vào 3 kinh: tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là vị thuốc giúp kích thích tiêu hoá, chữa tê thấp, tay chân và khớp xương nhức mỏi.

Ngoài ra Đương quy còn chữa các bệnh chủ trị bệnh của phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và thuốc chữa các bệnh khác. Chủ yếu dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều, đau bụng khi thấy kinh, người thiếu máu, tay chân đau nhức và lạnh.
Đương Quy chữa bệnh gì?


Tên thường gọi: 


Đương quy, họ Hoa tán

Tên khoa học: 


Angelica sinensis, là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán

Khu vực phân bố: 


Đương quy được sử dụng đầu tiên ở trung Quốc, cây thường phát triển ở các vùng núi có độ cao từ 2000-3000m, nơi khí hậu ẩm mát. Ở Việt Nam Đương quy được trồng vào đầu những năm 60. Hiện nay cây được trồng nhiều ở các tỉnh vùng Tây Bắc như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và ở Tây Nguyên như: Đà Lạt (Lâm Đồng).

Bộ phận dùng: 


Rễ đã phơi hay sao khô .

Cách chế biến và thu hái: 


Cây đương quy thu hoạch về sẽ được cắt bỏ phần lá, giữ lại phần rễ, phơi khô hoặc sao khô để sử dụng.

Có ba cách chế biến đương quy và chia đương quy ra thành ba loại như sau:
Quy đầu: là lấy một phần phía đầu
Quy thân: là bỏ đầu và đuôi
Quy vĩ: lấy phần rễ nhánh


Thành phần hóa học: 


Đương quy chứa nhiều tinh dầu và nhiều Vitammin

Công dụng


Tốt cho người bệnh huyết áp thấp
Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể
Hỗ trợ điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết đều kém
Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
Hỗ trợ điều trị chứng chảy máu ở tử cung
điều trị đau bụng sau đẻ ở Phụ nữ sau khi sinh
Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau xương khớp
Hỗ trợ điều trị bệnh táo bón

Đối tượng sử dụng


Người bị huyết áp thấp
Người bị thiếu máu, da xanh, tái
Trường hợp khí và huyết đều kém, người mệt mỏi, vô lực, da xanh xao
Người gầy yếu, kém ăn, kém ngủ, nhưng đi bệnh viện khám không ra bệnh điều trị tiêu hóa kém do tỳ hư dẫn đến khí huyết hư hàn, chân tay lạnh
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh
Rất tốt cho Phụ nữ sau khi sinh
Người bị táo bón
Người phong tê thấp, đau nhức xương khớp

Cách dùng, liều dùng đương quy


Thành phần :
Đương Quy: 12g
Xuyên Khung: 12g
Thục địa: 12g
Bạch Thược: 8g
Đảng Sâm: 8g
Hoàng Kỳ: 8g
Phục Linh: 8g
Cam Thảo: 8g

Cách dùng :
Sắc uống ngày 1thang với 1,5 lit nước
Uống liền 3 – 4 tuần liên tục sẽ có kết quả
Cách ngâm rượu đương quy tửu :
Thành phần: Như trên

Cách ngâm: Lấy 5 thang thuốc với thành phần và định lượng như trên, ngâm với 1 lit rượu trắng
Ngâm trong thời gian 10 ngày là có thể sử dụng được
Cách dùng: Ngày uống 2 chén nhỏ vào buổi sáng và buổi tối

Rượu đương quy tửu là loại đồ uống rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bệnh nhân huyết áp thấp. Nếu người bệnh kiên trì dùng một thời gian, huyết áp sẽ trở về trạng thái ổn định.

Lưu ý khi sử dụng: Không dùng đương quy cho các trường hợp bị đi cầu phân lỏng

Các bài thuốc dùng cho phụ nữ


Trị phụ nữ sau khi đẻ mắc nhiều bệnh: Đương quy 16g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, bạch thược 8g, gừng khô (sao đen) 4g, đậu đen sao 8g, trạch lan 8g, ngưu tất 8g, ích mẫu thảo 12g, bồ hoàng 10g. Sắc uống ngày một thang.

Trị khó đẻ, ngôi thai ngược: Đương quy 20g, nhân sâm 16g, xuyên khung 16g. Sắc uống ngày một thang.

Trị sau khi đẻ huyết thượng hành công tim: Đương quy 16g, ích mẫu 14g, bồ hoàng 10g, ngưu tất 14g, hồng hoa 12g. Sắc uống ngày một thang.

Trị phụ nữ huyết bế khó có con: Đương quy 16g, bạch giao 8g, địa hoàng 14g, thược dược 12g, tục đoạn 8g, đỗ trọng 12g.

Chứng táo nhiệt, khát đòi uống, mắt, mặt đỏ, mạch hồng đại hư: Đương quy (rửa rượu) 8g, hoàng kỳ (nướng mật) 40g. Nước 3 bát sắc còn một bát, chia 2 lần uống. Bã lại đun lần hai, uống tiếp, uống ấm, lúc bụng đói.
Hoa Đương Quy
Trị mất máu do băng huyết, đâm chém, tổn thương, sau đẻ mất máu... gây tâm phiền xây xẩm, tay chân buồn, bất tỉnh: đương quy 80g, xuyên khung 40g, trộn chung cho đều. Mỗi lần dùng 20g của 2 vị đã trộn chung, nước 2 bát, rượu trắng một bát, sắc còn một bát, chia 2 lần uống trước khi ăn.

Phụ nữ có thai, đái khó: Đương quy, xuyên bối mẫu, khổ sâm, các vị lượng bằng nhau, nghiền nhỏ, viên với mật ong to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 3 viên, sau tăng dần đến 10 viên.

Phụ nữ mang thai bị đau bụng: Đương quy 120g, thược dược 600g, phục linh 160g, bạch truật 160g, trạch tả 300g, xuyên khung 120g. Tất cả tán mịn, bỏ lọ, dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê với nước pha rượu.

Đương quy tán: Phụ nữ có thai nên dùng thường xuyên bài thuốc này: đương quy, hoàng cầm, thược dược, xuyên khung, mỗi vị đều 600g, tán nhỏ. Ngày nào cũng uống đều một thìa cà phê. Tác dụng: có thai không bệnh, khi đẻ được dễ dàng, sau đẻ phòng và chữa được nhiều bệnh.

Chữa các chứng tý (tê, đau): Đương quy 12g, quế chi 8g, thương thuật 10g, cúc hoa 6g, ngưu tất 10g, nước vừa đủ sắc còn 1/3, chia uống 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.

Trị sốt rét lâu không khỏi: Đương quy 12g, ngưu tất 10g, miết giáp 12g, quất bì 6g, sinh khương (gừng sống) 3 lát. Sắc uống như bài trên.

Trị ra mồ hôi trộm: Đương quy 12g, hoàng kỳ 10g, sinh địa 8g, thục địa 8g, hoàng cầm 6g, hoàng liên 6g, hoàng bá 6g. Cách sắc và uống như trên.

Trị tâm huyết hư, không ngủ được: Đương quy 12g, toan táo nhân 8g, viễn chí 10g, nhân sâm 10g, phục thần 10g. Cách sắc uống như trên.

Trị vấp ngã gây đau: Đương quy 12g, tục đoạn 10g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 12g, địa hoàng 10g, vảy sừng hươu 2g, quế bột một thìa cà phê, nước vừa đủ, sắc uống nóng.

Trị bại liệt tứ chi và đau cột sống: Đương quy 40g, tế tân 4g, tục đoạn 12g, đỗ trọng 12g, độc hoạt 12g, lưu kỳ nô 8g, chỉ xác 12g, cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, uống 2 lần sáng và tối.

Bài Tứ vật thang: Dùng cho phụ nữ, chữa thiếu máu, kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược, đau ở rốn, khi đẻ xong, huyết hôi ra rỉ rả không ngừng, dùng: đương quy 12g, bạch thược 8g, thục địa 12g, xuyên khung 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Trị bệnh động mạch vành: Đương quy 10g, sơn tra 90g, ngó sen 15g, rễ hành 6g. Tất cả cho vào nồi với một ít nước nấu thành canh uống 2 lần sáng và tối trong ngày.

Trị viêm gan mạn tính: Đương quy 15g, đảng sâm 15g, gà mái một con cho 2 vị thuốc vào bụng gà đã làm, mổ moi sạch. Cho tất cả vào nồi cùng một ít nước, gia vị, rồi ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái trong ngày.

Trị viêm tiền liệt tuyến: Hạt quýt 15g, hạt vải 15g, đương quy 15g, thịt dê 50g. Nấu lên, ăn thịt, uống nước. Tuần ăn 2 lần hoặc lá hành 25g, đương quy 8g, trạch lan 5g. Sắc nước uống thay chè hằng ngày.

Nguồn: caythuoc.org/suckhoedoisong.vn

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Nhận tin mới qua Email

  • Cập nhật tin tức hoàn toàn miễn phí qua Email
  • Đảm bảo an toàn thông tin của bạn
  • Nhận quà hàng tháng - Tri ân độc giả

Bài viết liên quan